Tản mạn: Chuyện khái niệm
Gần đây, trên công ty thường hay xảy ra những cuộc tranh luận trong dự án mà đa số các trường hợp là do không thống nhất trong việc hiểu một khái niệm. Làm mình nhớ lại, thấm thía những câu chữ của thầy Phan Dũng viết về “Định nghĩa khái niệm” trong cuốn “Tư duy Logic, biện chứng và hệ thống”.
1 Trích lược từ sách “Tư duy Logic, biện chứng và hệ thống”
Theo nghĩa chung nhất, định nghĩa khái niệm là thao tác logic giải thích đầy đủ nội hàm (tất cả các tính chất mà đối tượng ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa đều có) của khái niệm đó.
Định nghĩa khái niệm cho trước là giải thích khái niệm đó thông qua các khái niệm đã biết.
Mục đích của việc định nghĩa một khái niệm:
- Xác định (giúp nhận ra) đối tượng được định nghĩa
- Phân biệt đối tượng với các đối tượng khác
Một trong những yêu cầu quan trọng của khái niệm là làm rõ bản chất của đối tượng. Nhiều vấn đề xảy ra khi một khái niệm không thoả mãn yêu cầu này, gây ra sự nhập nhằng trong việc tiếp nhận 1 khái niệm. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề kinh điển này. Plato, triết gia Hy Lạp ở thế kỷ thứ 4 TCN, đã đưa ra định nghĩa về con người như sau: “Con người là sinh vật không có lông vũ, đi bằng 2 chân”. Sau đó, Diogenes - một triết gia cùng thời - đã vặt sạch lông một con gà, mang đến chỗ Plato và nói: “Đây là con gà của Plato” =]].
2 Người ta hay đòi hỏi những định nghĩa chặt chẽ mặc dầu sự chặt chẽ thường đi kèm theo 1 số thứ bonus khác như sự trừu tượng, sự khó hiểu. Đôi lúc họ cũng không biết rằng chặt chẽ có phải là điều họ cần trong trường hợp đó hay không.
3 Chữ “chặt chẽ” ở [2] cũng cần được làm rõ để tránh nhầm lẫn với “kém linh động”.
4 Cách thông dụng người ta hay dùng để định nghĩa KN là liệt kê ra những tính chất mà đối tượng đó có. VD: “mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước, abcxyz…”
Nhưng dùng cách này để định nghĩa 1 người cụ thể nào đó, Einstein chẳng hạn, thì khó quá. Khi đó người ta chỉ cần quăng 1 tấm hình của ông và kêu “Ê, đó là Einstein đó”.
Một cách định nghĩa khác là chỉ ra tất cả những đối tượng của khái niệm đó. Ví dụ lớp Toán 0710 là tập hợp thằng A, con B, thằng-con C…
Còn cách nào khác để định nghĩa khái niệm? Phân chia các khái niệm như thế nào?
Thôi mọi người mua sách thầy Dũng về mà đọc!